4 điều cần cân nhắc khi bắt đầu tự động hóa sản xuất
Ngày nay, tự động hóa đã trở thành cuộc đua của tất cả các doanh nghiệp sản xuất, thậm chí tỉ lệ tự động hóa và ứng dụng công nghệ cũng trở thành yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh. Tự động hóa hiệu quả có thể tiết kiệm thời gian, giảm lãng phí tài nguyên và nguồn lực, giảm chi phí, gia tăng độ chính xác. Để bắt đầu quy trình tự động hóa sản xuất, trước hết cần phải trả lời những câu hỏi dưới đây.
1. Tự động hóa có phù hợp với doanh nghiệp không?
Đưa ra quyết định tự động hóa sẽ thay đổi mạnh mẽ cơ cấu và cách vận hành của một dây chuyền sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá độ phù hợp của một giải pháp tự động hóa với doanh nghiệp cần phải xem xét đến tác động của quy trình cải tiến này, có phù hợp với mô hình kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp không?
Và quan trọng hơn cả là cần suy nghĩ về tác động đối với nhân sự trong doanh nghiệp. Nhân sự có thể tiếp nhận công nghệ tự động hóa một cách tích cực không? Có thể khả năng làm việc hiệu quả, hợp tác với robot không? Có năng lực vận hành và điều khiển hệ thống hay không? Có nhiều người lao động vẫn có định kiến tiêu cực, coi robot là mối đe dọa công ăn việc làm của con người cũng như chưa trang bị kỹ năng cần thiết về công nghệ.
Việc nhận định sự phù hợp của tự động hóa với doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định chính xác và hoạch định được kế hoạch và giải pháp cụ thể.
2. Tự động hóa quy trình nào?
Trước khi bắt đầu hành trình tự động hóa, cần xác định quy trình nào sẽ được hưởng lợi từ và đánh giá xem tác vụ đó có khả thi hay không. Tùy vào những mục đích khác nhau, cũng như sản phẩm, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ có những ứng dụng phù hợp.
Ví dụ, những doanh nghiệp điện tử thì sẽ ứng dụng trong quy trình xử lý vật liệu, kiểm định chất lượng. Các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống lại đa số sử dụng hệ thống robot trong khâu đóng gói. Còn các doanh nghiệp sản xuất xe hơi lại làm việc với những dây chuyền tự động đặc thù như hàn, sơn, lắp ráp,…
Đọc thêm: Top 5 ứng dụng robot tự động trong ngành sản xuất ô tô
3. Những nguồn lực cần chuẩn bị cho là gì?
Tự động hóa là một loại công nghệ, và đầu tư vào công nghệ đương nhiên yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị về nguồn lực tài chính. Đây là cả một quãng đường dài, không đơn giản như mua một sản phẩm về sử dụng. Ngoài chi phí dành cho robot, máy móc, thiết bị phần cứng, chương trình phần mềm đi kèm, cần phải tính đến các khoản chi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng, cập nhật, cải tiến.
Ngoài ra, quá trình này cũng đòi hỏi sự đầu tư, tái cấu trúc và phân bổ nguồn nhân lực. Thay vì các tác vụ được thực hiện thủ công, giờ đây sẽ trở thành con người hợp tác cùng robot hoặc con người điều khiển, vận hành và lập trình máy móc. Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động cần được trang bị kiến thức, đào tạo kỹ năng cần thiết. Thời gian đầu cần lưu ý sử dụng càng ít chủng loại máy càng tốt để đơn giản hóa việc sử dụng và hạn chế số lượng ngôn ngữ PLC nhân viên cần học. Điều này cũng sẽ giảm tỉ lệ sự cố và giúp khắc phục dễ dàng hơn.
Một gợi ý cho các doanh nghiệp mới bắt đầu tự động hóa là có thể thuê chuyên gia kỹ thuật bên ngoài về đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các kỹ sư nội bộ. Đây được gọi là dịch vụ đào tạo tại chỗ, thường được thiết kế đào tạo thông qua thực nghiệm vận hành và bảo trì ngay trên hệ thống, dây chuyền sản xuất tại nhà máy của khách hàng để đem lại kết quả thiết thực nhất.
4. Tự động hóa riêng lẻ hay đồng thời cả dây chuyền sản xuất?
Tự động hóa riêng lẻ là một nhiệm vụ đường dài, thường gian nan, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bằng cách dành thời gian để thực hiện từng bước đúng cách, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy quy trình kinh doanh của bạn sẽ được tối ưu như thế nào nhờ ứng dụng tự động hóa. Tự động hóa từng bước cũng giảm áp lực tài chính cho người điều hành, giúp nhân viên có thời gian thích nghi với sự thay đổi trong quy trình làm việc.
Tự động hóa đồng thời có thể coi như một hình thức quy hoạch tổng thể. Cách thức này tăng sự phối hợp giữa các bước, giảm số lượng công việc cần thực hiện để di chuyển các quy trình nhỏ vào bức tranh lớn hơn. Về mặt dài hạn, đây là lựa chọn có lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động được nguồn vốn lớn như vậy một lúc để đầu tư. Đồng thời, điều này cũng dẫn đến sự thay đổi lớn về nhân sự, quy trình sản xuất, khó có thể thích ứng được ngay.
Trên đây là những yếu tố cơ bản nhất cần phải cân nhắc trước khi bắt đầu tiến hành tự động hóa của doanh nghiệp sản xuất. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tự động hóa giàu kinh nghiệm. Với sứ mệnh luôn đồng hành và cung cấp dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của khách hàng, ATTS Việt Nam (Autotech) là một địa chỉ đáng tin cậy về giải pháp kỹ thuật và dịch vụ tự động hóa.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của ATTS:
https://atts.com.vn/dich-vu.html
Kết nối với chúng tôi: