Top 5 ứng dụng robot tự động trong ngành sản xuất ô tô
Với đặc thù của ngành công nghiệp nặng, tự động hóa tham gia vào gần như toàn bộ quá trình sản xuất của ngành công nghiệp ô tô. Vậy 5 ứng dụng không thể không nhắc đến của robot trong dây chuyền sản xuất ô tô là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Quá trình phát triển của tự động hóa trong ngành công nghiệp ô tô
Thế chiến II và giai đoạn nhảy vọt của công nghệ cũng như tự động hóa
Thế chiến II đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong công nghệ. Trong giai đoạn này, hàng loạt các phát minh vĩ đại ra đời, trong đó phải kể đến sự ra đời của chiếc máy tính đầu tiên, sự xuất hiện của mạch tích hợp, và sự khởi đầu của cuộc đua tự động hóa.
Nhu cầu sở hữu ô tô tăng vọt và các doanh nghiệp ô tô tại Mỹ ráo riết đi tìm giải pháp kỹ thuật để cải thiện sản lượng sản xuất, tự động hóa dây chuyền sản xuất chính xác là câu trả lời. Tuy nhiên, do giới hạn công nghệ mà robot giai đoạn này chỉ có thể thực hiện các tác vụ đơn giản như gắp và đặt.
Tự động hóa bùng nổ trong những năm 1970
Nguyên mẫu robot công nghiệp đã được triển khai tại các cơ sở của General Motors vào đầu năm 1961. Những robot đầu tiên chủ yếu thực hiện hàn điểm. Những năm tiếp theo, nhờ ứng dụng cảm biến áp suất nhạy và bộ vi xử lý, cánh tay robot đã có khả năng hoạt động linh hoạt và đảm nhiệm nhiều tác vụ hơn. Vào những năm 1980, các công ty sản xuất ô tô đã đầu tư mạnh tay, chi đến hàng tỷ đô la để tự động hóa các nhiệm vụ cơ bản trong các xưởng lắp ráp.
Tự động hóa trong ngành công nhiệp ô tô ngày nay
Ngày nay, sở hữu hệ thống tự động hóa và robot hiện đại là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ô tô. Minh chứng là hơn 50% số lượng robot công nghiệp bán ra tại khu vực Bắc Mỹ đang phục vụ trong các khu sản xuất của các doanh nghiệp ô tô.
Robot ngày nay đã được cả tiến, hoàn thiện hơn nhiều so với những phiên bản đầu tiên. Có nhiều robot là bán tự động với hệ thống tầm nhìn để có thể thích ứng, tương tác trong môi trường thay đổi. Gần đây, một dạng robot mới, robot hợp tác (còn gọi là collaborative robot hoặc cobot) cũng đang được phát triển và mang tính ứng dụng cao.
5 ứng dụng chủ yếu của robot tự động hóa trong ngành công nghiệp ô tô
Tầm nhìn tích hợp
Tầm nhìn tích hợp là một hệ thống camera thông minh cho phép các ứng dụng giám sát robot thông qua robot hướng dẫn tầm nhìn, bao gồm xác định lỗi, hướng dẫn, căn chỉnh và đo lường. Hệ thống tầm nhìn tích hợp có thể làm giảm nhu cầu tự động hóa cứng và giải quyết các nhiệm vụ chỉ có thể được thực hiện bằng công nghệ thị giác. Các ứng dụng điển hình có thể kể đến là định vị bộ phận, kiểm tra trực quan, phân loại, nhận dạng. Thời gian từ khi nhận được cho đến khi hoàn thành xử lý một hình ảnh thường là ít hơn 2 giây, tùy thuộc vào độ phức tạp.
Robot sơn
Quá trình sơn thân xe với sự trợ giúp của robot công nghiệp không phải là mới, nhưng nó vẫn là một ứng dụng quan trọng bắt buộc phải nhắc đến. Thực tế, để tìm được thợ sơn trình độ cao không phải dễ, đây cũng là một loại công việc có tính chất độc hại vì phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, đồng thời cũng đòi hỏi quá trình sơn phải đồng đều. Cho phép robot đảm nhiệm công việc này không chỉ tăng năng suất tổng mà còn gia tăng độ nhất quán về chất lượng. Một khía cạnh tuyệt vời khác của việc sử dụng một robot sơn là yếu tố tiết kiệm nguyên vật liệu. Khi được lập trình chính xác, sơn sẽ được phủ đều và dùng với lượng vừa phải sẽ giảm số lượng các sản phẩm lỗi, tránh lãng phí cho doanh nghiệp.
Robot hàn
Robot là một công cụ tuyệt vời để tự động hóa các quá trình hàn trong sản xuất xe hơi, vì robot có thể đồng thời thực hiện hàn trong khi xử lý các bộ phận có liên quan. Phổ biến nhất là hàn hồ quang và hàn điểm điện trở. Robot hàn là một ứng dụng phổ biến của robot trong sản xuất ô tô, điểm mạnh là độ chính xác cao và khả năng lặp lại, khiến quá trình sản xuất trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Lắp ráp
Các tác vụ mang tính lặp đi lặp lại nhưng không thể thiếu như lắp bánh xe, và lắp đặt kính chắn gió thay vì để lao động con người thực hiện những công đoạn đòi hỏi nhiều thể lực này, sử dụng robot thay thế rõ ràng hợp lí hơn. Lí do là hệ thống tự động hóa rút ngắn thời gian thực hiện công đoạn, gia tăng độ chính xác, độ tin cậy của dây chuyền lắp ráp, vì chu kỳ sản xuất có thể chạy xuyên suốt ngày đêm và lịch trình sản xuất cũng nhất quán.
Xử lý và vận chuyển phụ tùng
Việc xử lý các bộ phận xe hơi thường là một trong những công đoạn nguy hiểm nhất của dây chuyền sản xuất do các yếu tố nguy cơ bên ngoài như kim loại nóng chảy, cạnh sắc, hoặc rủi ro trong vận chuyển. Robot trong trường hợp này là giải pháp hoàn hảo. Chúng đẩy nhanh quá trình xử lý, cũng như giảm tỷ lệ tai nạn cho nhân công và rủi ro bồi thường cho doanh nghiệp bằng cách loại bỏ sự tham gia của lao động con người.
Đọc thêm: Các dịch vụ và giải pháp tự động hóa cho ngành sản xuất ô tô
Như vậy, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô đã thúc đẩy sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành tự động hóa. Theo thời gian, tỉ lệ robot hoạt động trong nhà máy ô tô sẽ ngàng càng tăng lên, tham gia vào tất cả các quy trình, dây chuyền sản xuất ô tô sẽ được tự động hóa hoàn toàn và tiến tới mô hình sản xuất thông minh.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của ATTS:
https://atts.com.vn/dich-vu.html
Kết nối với chúng tôi: