Industrial Internet of Things đóng vai trò quan trọng trong số hóa sản xuất
Industrial Internet of Things đưa lợi ích của Internet of Things nói chung lên một tầm cao hơn. IIoT có tiềm năng lớn về kiểm soát chất lượng, hỗ trợ phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, là chìa khóa cho các quy trình bảo dưỡng thông minh, quản lý năng lượng và theo dõi tài sản.
Industrial Internet of Things (IIoT) là gì?
Industrial Internet of Things (IIoT) hay còn gọi là Internet vạn vật công nghiệp được định nghĩa là “nền tảng máy móc, máy tính và con người cho phép các hoạt động công nghiệp thông minh sử dụng phân tích dữ liệu tiên tiến để chuyển đổi kết quả kinh doanh”.
Industrial Internet of Things đưa lợi ích của Internet of Things nói chung lên một tầm cao hơn. Mỗi hệ sinh thái IoT công nghiệp bao gồm: (1) các thiết bị với khả năng kết nối, giao tiếp và lưu trữ thông tin; (2) cơ sở hạ tầng truyền thông dữ liệu công cộng và/hoặc riêng tư; (3) phân tích và ứng dụng tạo thông tin kinh doanh từ dữ liệu thô; (4) lưu trữ dữ liệu được tạo bởi các thiết bị IIoT; và (5) con người.
Đọc thêm: Smart factory: Xu hướng tất yếu của sản xuất thời đại công nghiệp 4.0
Những ngành sản xuất ứng dụng IIoT
IIoT sử dụng máy móc thông minh và phân tích thời gian thực để tận dụng sức mạnh dữ liệu, thoát khỏi tình trạng “dữ liệu chết” và “máy câm” tồn tại trong sản xuất công nghiệp nhiều thập kỷ. Động lực thúc đẩy IIoT là máy móc thông minh nắm bắt, phân tích dữ liệu, truyền đạt thông tin tốt hơn con người, dẫn đến việc đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh hơn và chính xác hơn. IIoT có tiềm năng lớn về kiểm soát chất lượng, hỗ trợ phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, là chìa khóa cho các quy trình bảo dưỡng thông minh, quản lý năng lượng và theo dõi tài sản.
Có rất nhiều ngành công nghiệp đang ứng dụng công nghệ IIoT. Tiêu biển trong số đó phải kể đến là ngành công nghiệp ô tô, hiện đang sử dụng số lượng lớn robot công nghiệp và nền tảng IIoT có thể giúp chủ động duy trì các hệ thống sản xuất, phát hiện các rủi ro và sai sót tiềm ẩn. Ngành nông nghiệp cũng sử dụng rộng rãi các thiết bị IIoT. Cảm biến công nghiệp thu thập dữ liệu về chất dinh dưỡng đất, độ ẩm,… cho phép nông dân sản xuất một loại cây trồng tối ưu. Một ngành khác cũng đang ứng dụng giải pháp IIoT là ngành dầu khí. Họ duy trì một đội máy bay tự hành có thể sử dụng hình ảnh trực quan và nhiệt để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong đường ống. Thông tin này được kết hợp với dữ liệu từ các loại cảm biến khác để đảm bảo hoạt động an toàn.
Lợi ích của IIoT
Bảo trì thông minh & dự đoán
Một trong những lợi ích hàng đầu của các thiết bị IIoT là khả năng bảo trì thông minh hay còn gọi là bảo trì dự đoán. Các doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác được thời điểm bảo trì của máy móc dựa trên các dữ liệu thời gian thực trên nền tảng IIoT. Bằng cách đó, việc bảo trì có thể được thực hiện trước khi xảy ra lỗi. Điều này đặc biệt có lợi trong quá trình sản xuất, nơi sự cố máy có thể thời gian chết dài và hao tổn chi phí lớn. Bằng cách chủ động giải quyết các vấn đề bảo trì, một hiệu quả hoạt động được nâng cao đáng kể.
Theo dõi tài sản
Theo dõi tài sản hiệu quả là một đặc quyền khác hệ thống IIoT mang lại. Các nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng có thể sử dụng hệ thống quản lý tài sản để theo dõi vị trí và tình trạng của sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng. Hệ thống gửi cảnh báo ngay lập tức cho các bên liên quan nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng, để kịp thời phòng ngừa và khắc phục tình trạng này.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
IIoT cũng cho phép nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Khi nhà sản xuất nắm bắt và phân tích dữ liệu về cách khách hàng sử dụng sản phẩm, họ có thể thiết kế sản phẩm, xây dựng lộ trình sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm hơn.
Quản lý thiết bị
IIoT cũng cải thiện quản lý thiết bị. Thiết bị sản xuất dễ bị hao mòn, và giảm tuổi thọ nhanh hơn do một số điều kiện nhất định trong nhà máy. Cảm biến có thể theo dõi rung động, nhiệt độ và các yếu tố khác để điều chỉnh điều kiện hoạt động đến mức tối ưu.
Trong tương lai, các thiết bị IIoT sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi số, đặc biệt là giai đoạn số hóa dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất. Ngoài ra, phân tích dữ liệu lớn sẽ phát triển để kết hợp dữ liệu IIoT. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể phát hiện các thay đổi trong thời gian thực và phản ứng kịp thời.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của ATTS:
https://atts.com.vn/dich-vu.html
Kết nối với chúng tôi: