4 hãng PLC phổ biến nhất tại Việt Nam
Lập trình PLC được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, từ dây chuyền đóng gói nhỏ đến hệ thống tự động hóa lớn. Tuy nhiên, việc lập trình PLC khá phức tạp do đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và số lượng lớn các hãng PLC. Hãy cùng tìm hiểu tên của những hãng PLC phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như ứng dụng.
PLC là gì?
PLC (Programmable Logic Controller) là bộ điều khiển Logic có thể lập trình được. Khác với các bộ điều khiển thông thường, PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển tùy biến thông qua thao tác lập trình. Ngôn ngữ lập trình phổ biến là LAD (Ladder logic), FBD (Function Block Diagram), STL (Statement List).
Ưu điểm của PLC là có thể thay đổi chương trình theo ý muốn; thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao; mạch điện gọn nhẹ; dễ dàng trong việc bảo quản, sửa chữa, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức năng khác; khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp; giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác.
Ứng dụng
Bộ lập trình PLC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: máy in, máy đóng gói, máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao, hệ thống phân bổ giám sát trong dây chuyền sản xuất…
Ứng dụng của PLC hiện nay rất phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Những dây chuyền đóng gói nhỏ cũng có thể sử dụng một số dòng thiết kế nhỏ gọn, giá thành hợp lý nhưng vẫn có khả năng tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết, linh hoạt cho nhiều ứng dụng cơ bản.
Đối với những hệ thống lớn, điều khiển phức tạp như dây chuyền sản xuất ô tô, sản xuất điện tử thì có những dòng PLC thiết kế dạng module tùy theo nhu cầu mà có thể sử dụng nhiều loại module khác nhau.
4 hãng PLC phổ biến nhất tại Việt Nam
Siemens
Đầu tiên là phải kể đến Siemens của Đức. PLC Siemens có giá thành cao và phần mềm nặng, tuy nhiên lại hoạt động ổn định và có độ bền cao, thường được ứng dụng cho nhiều máy móc cao cấp hoặc hệ thống tự động hóa lớn. Nguyên nhân quan trọng khiến Siemens phổ biến tại Việt Nam là do hãng xâm nhập vào thị trường Việt Nam tương đối sớm.
Có xuất sứ từ Đức, một trong những nước có nền công nghiệp phát triển bậc nhất của thế giới, nhiều thiết bị của Siemens có thể có tuổi thọ vượt trội hơn so với một số thiết bị của nhà sản xuất ở châu Á khác. PLC Siemens cũng đa dạng, có rất nhiều dòng sản phẩm theo từng giao đoạn công nghệ và kích thước để ứng dụng cho các dây chuyền sản xuất khác nhau.
Mitsubishi
Một hãng PLC phổ biến khác là Mitsubishi của Nhật Bản với giá thành mềm hơn, tích hợp nhiều tính năng, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong sản xuất công nghiệp. Mitsubishi có rất nhiều sản phẩm được sử dụng trong ngành điện công nghiệp tự động hóa như là thiết bị đóng cắt (khởi động từ, CB, máy cắt không khí), thiết bị truyền động điện (biến tần, servo), thiết bị điều khiển (PLC, HMI).
Mitsubishi là một trong những thương hiệu thâm nhập vào thị trường nước ta khá sớm chủ yếu đi theo máy về Việt Nam. Đặc điểm nổi bật nhất của dòng Mitsubishi đó chính là độ bền cao cộng với khả năng hoạt động ổn định trong nhiều môi trường khác nhau.
Hiện nay thì PLC Mitsubishi cơ bản tại Việt Nam được chia làm hai loại chính là dòng Q và dòng FX. Dòng Q thiết kế theo dạng module rời. Khi chọn cấu hình cho dự án ta tùy ý chọn cấu hình cho CPU, module mở rộng với in/out cho thích hợp. Mitsubishi dòng FX được thiết kế theo dạng khối tích hợp đầy đủ in/out để sử dụng cho một ứng dụng cụ thể.
ABB
ABB chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993. Các dòng PLC ABB phổ biến được thị trường biết đến như: AC500 Series, AC500-eCo Series, AC500-S Series và AC500-XC Series. Các dải này phù hợp với từng quy mô ứng dụng từ nhỏ, vừa cho đến lớn và cao cấp. ABB cung cấp các mức hiệu suất khác nhau với tính sẵn sàng cao, chịu được các môi trường khắc nghiệt, điều khiển chuyển động vị trí, giám sát, hoặc các giải pháp theo chuẩn an toàn.
Rockwell
Rockwell Automation đã mua Allen-Bradley vào tháng 2 năm 1985, tuy nhiên Rockwell vẫn giữ Allen-Bradley và cho phụ trách bộ phận tự động hóa của tập đoàn Rockwell Automation và vẫn phát triển cho tới ngày hôm nay. Các dòng phổ biến được thị trường biết đến như: Micro800, MicroLogix 1100, CompactLogix L3X, CompactLogix L4X & L4XS, SLC 500, SmartGuard 600, CompactLogix 5370,…
Vẫn còn nhiều nhà cung cấp khác; tuy nhiên, những hãng nói trên là phổ biến nhất ở Việt Nam. Lập trình PLC khá phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Nếu nhân viên lần đầu tiên làm việc với nó chắc chắn sẽ rất bỡ ngỡ và mất nhiều thời gian để hiểu hết. Nhưng điều này có thể được giải quyết nhanh chóng bằng cách thuê các nhà cung cấp dịch vụ tự động hóa có kinh nghiệm trong các loại hình và ứng dụng khác nhau. ATTS Việt Nam (Autotech), nhà cung cấp tự động hóa hàng đầu trong nước và khu vực với đội ngũ lập trình viên xuất sắc, có thể giúp PLC của bạn hoạt động tối ưu.
Đọc thêm: Đội ngũ ATTS Việt Nam am hiểu tổng hợp về tự động hóa và không ngừng cải tiến
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của ATTS:
https://atts.com.vn/dich-vu.html
Kết nối với chúng tôi: