Tự động hóa là tiền đề để Việt Nam bước vào Cách mạng công nghiệp 4.0
Để sẵn sàng và chủ động trong bối cảnh Công nghiệp 4.0, Việt Nam phải chuẩn bị nền tảng máy móc và hệ thống tự động hóa.
Tỉ lệ tự động hóa quyết định sự sẵn sàng của Việt Nam đối với cách mạng công nghiệp 4.0
Thế giới đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ thứ 18 với sự xuất hiện của động cơ đốt trong. Cuộc cách mạng này xuất phát từ nước Anh, sau đó lan rộng và thay đổi toàn bộ thế giới. Tiếp đến là cuộc cách mạng động cơ điện, hay còn được gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (1871-1914). Các ngành mới cũng ra đời như công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép, điện lực. Cuộc cách mạng lần thứ 3 khoảng những năm 1960 đánh dấu sự phát triển vượt bậc về công nghệ với sự bùng nổ của Internet, máy tính, tự động hóa, thay đổi mọi mặt của xã hội.
Hiện nay, chúng ta đang ở trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, với những đặc điểm tiêu biểu sau đây.
Một là, tiếp tục kế thừa và phát triển máy móc tự động hóa và sản xuất thông mình nhờ sự giúp đỡ của công nghệ cảm biến, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật.
Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh mà không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ. Hay nói cách khác là vận dụng những phương pháp phi truyền thống để bỏ qua các khâu trung gian và tối ưu chi phí sản xuất.
Ba là, công nghệ nano tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
Bốn là, trí tuệ nhân tạo cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
Cách mạng 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số là trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Vì vậy, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, để Việt Nam ở vị thế sẵn sàng và chủ động với cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuẩn bị các nền tảng máy móc và hệ thống tự động hóa có khả năng tích hợp với các công nghệ tân tiến là yếu tố quyết định.
Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ cách mạng công nghiệp 4.0?
Việt Nam có vị trí khá khả quan khi so sánh với các nước có cùng trình độ phát triển, tuy nhiên đất nước, cụ thể là người dân, doanh nghiệp và chính phủ vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục và thách thức cần vượt qua để nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xét về mặt năng lực chủ động ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, nghiên cứu gần đây của Bộ Công thương cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của 4.0.
Đọc thêm: Tự động hóa là tương lai của ngành sản xuất
Kinh tế số của Việt Nam có quy mô còn nhỏ. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện còn bị động. Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện vẫn còn chậm, thiếu chủ động. Nước ta cũng chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho ứng dụng và phát triển các công nghệ nền tảng của cuộc CMCN lần thứ 4.
Ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet. Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi.
Hiện nay, tỉ lệ chuyển đổi số và tỉ lệ tự động hóa đã trở thành yếu tố cạnh tranh, đặc biệt là giữa các nhà sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp điện tử. Là một trong những nhân tố chính của nền kinh tế, các doanh nghiệp cần hệ thống máy móc tự động hoạt động hiệu quả, có khả năng cải tiến và tích hợp được với các công nghệ đặc thù của 4.0. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà còn giúp Việt Nam tiến xa hơn trên bản đồ 4.0 toàn cầu.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của ATTS:
https://atts.com.vn/dich-vu.html
Kết nối với chúng tôi: