Smart factory: Xu hướng tất yếu của sản xuất thời đại công nghiệp 4.0
Mô hình Smart factory (nhà máy thông minh) với những ứng dụng tiêu biểu của cách mạng công nghiệp 4.0 (IoT, AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây,..) chính là giải pháp nổi bật để tối ưu quy trình vận hành sản xuất và kinh doanh. Có thể thấy rằng, Smart factory được coi là bước tiến vượt bậc, mang tính đột phá so với 3 cuộc cách mạng trước đây. Giải pháp này sẽ hỗ trợ con người kiểm soát và vận hành toàn bộ hoạt động sản xuất, số hóa mọi hoạt động.
Giải pháp Smart Factory là gì?
Theo định nghĩa của Deloitte Insights, giải pháp Smart Factory (nhà máy thông minh) hay còn gọi là mô hình nhà máy 4.0 là bước tiến vượt bậc khi một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang một hệ thống được kết nối và xử lý dữ liệu sản xuất và kinh doanh liên tục để hệ thống có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường. Nhờ đó, hoạt động vận hành sẽ hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, giảm thời gian chết, có khả năng dự báo và tự điều chỉnh.
Một hệ thống nhà máy 4.0 thật sự có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể thấy rằng, Smart factory được coi là bước tiến vượt bậc và là sáng kiến mang tính đột phá của cuộc cách mạng 4.0 so với 3 cuộc cách mạng trước đây. Giải pháp này sẽ hỗ trợ con người kiểm soát và vận hành toàn bộ hoạt động sản xuất, số hóa mọi hoạt động. Sức mạnh thực sự của một nhà máy 4.0 nằm ở tiềm năng vô hạn và sự linh hoạt. Dù là mở rộng thị trường, cập nhật sản phẩm mới, hay thay đổi cơ cấu tổ chức, nhà máy thông minh luôn có khả năng dự báo và đáp ứng nhu cầu vận hành, bảo dưỡng, kết hợp công nghệ và quy trình mới nhanh chóng.
Nhìn chung, cấu trúc của một mô hình nhà máy thông minh bao gồm máy móc và hệ thống tự động hóa trong nhà máy, robots, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data).
Điều kiện để xây dựng mô hình nhà máy thông minh tại Việt Nam
Cập nhật và ứng dụng tự động hóa vào sản xuất
Đây là điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng nhà máy thông minh không chỉ tại Việt Nam mà còn là trên toàn thế giới. Trước tiên, nhà máy cần sở hữu hệ thống tự động hóa với tỉ lệ cao nhất có thể, tiếp theo là ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (hệ thống mạng vật lý, internet vạn vật và điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,…). Mỗi một lĩnh vực sản xuất lại có những đặc thù riêng; bởi vậy cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin về tự động hóa liên quan tới lĩnh vực đó để ứng dụng sao cho phù hợp nhất.
Sự kết hợp giữa máy móc và con người
Muốn xây dựng nhà máy thông minh, con người cần phải có trình độ về công nghệ, tự động hóa. Con người sẽ dịch chuyển từ vai trò lao động thủ công sang điều khiển, giám sát và đưa ra quyết định. Muốn đảm nhận tốt vai trò này, cần phải có khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu. Nhiều người lầm tưởng rằng mô hình nhà máy thông minh thì không cần đến sự can thiệp của con người nữa; chỉ cần có máy móc tốt; ứng dụng tự động hóa là sẽ vận hành tối ưu nhất. Tuy nhiên, công nghệ dù có tân tiến đến đâu cũng không thể loại bỏ hoàn toàn vai trò của con người đưowjc. Vai trò của con người và công nghệ là ngang nhau trong việc tạo nên một quy trình tự động chuẩn hóa, thông minh và hoạt động hiệu quả nhất.
Tài chính
Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nhà máy thông minh tại Việt Nam. Vì để xây dựng được mô hình nhà máy thông minh là cả một quá trình dài, gồm nhiều bước và cần chiến lược cụ thể. Để lộ trình thuận lợi, cần phải chủ động về tài chính và xây dựng được một kế hoạch tài chính chi tiết nhất có thể, đảm bảo đầu tư vào giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất để tối ưu hóa nguồn vốn.
Công nghệ sản xuất thông minh
Đây là một hệ sinh thái sản xuất bao gồm rất nhiều công nghệ và các giải pháp khác nhau. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và vận hành nhà máy thông minh. Công nghệ sản xuất thông minh bao gồm những yếu tố cơ bản như: Internet công nghiệp; robot công nghiệp; an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo… Nếu nhà máy tiếp cận và ứng dụng được đầy đủ những yếu tố này vào quá trình sản xuất thì sẽ giúp sản xuất hiệu quả, linh hoạt hơn.
5 tính năng đột phá của mô hình Nhà máy 4.0
Chủ động (Proactive)
Giải pháp nhà máy 4.0 là một hệ thống chủ động với khả năng thích nghi các yêu cầu khắt khe và liên tục thay đổi của thị trường. Nhờ có hệ thống sản xuất thông minh, con người có thể kiểm soát máy móc, thiết bị sản xuất, theo dõi và số hóa các hoạt động để tạo thành một hệ thống hiệu quả, giảm thời gian chết của máy móc và nâng cao khả năng dự báo, tự hiệu chỉnh. Kỹ sư có thể dựa vào các phân tích, dự báo của hệ thống để có phương án chuyển đổi, phản ứng kịp thời khi phát sinh sự cố, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất.
Linh hoạt (Flexible)
Smart Factory sở hữu khả năng thích ứng, nâng cấp và phát triển nhanh trong suốt quá trình sử dụng. Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống sản xuất thông minh có thể chủ động cải tiến hệ thống sản xuất của mình theo nhu cầu của thị trường, thậm chí mở rộng sang thị trường mới. Như đã nói ở trên, Smart Factory còn có khả năng dự báo giúp doanh nghiệp thay đổi công nghệ, quy trình mới kịp thời và phù hợp.
Kết nối (Connected)
Một điểm quan trọng không thể thiếu tạo nên sự vượt trội của nhà máy 4.0 chính là khả năng kết nối toàn bộ các máy móc, tài sản, nhân lực một cách thông minh. Việc này tối ưu hoá quá trình xử lý dữ liệu, tăng hiệu quả hoạt động và năng suất. Bằng cách sử dụng kết nối không dây của các thiết bị, con người có thể sử dụng thời gian hiệu quả hơn và giao tiếp tốt hơn với máy móc.
Dữ liệu minh bạch (Transparent)
Một mạng lưới thu thập dữ liệu thông minh gồm nhiều công cụ tối ưu để đảm bảo rằng doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác hơn. Nhờ có dữ liệu trực quan thu thập được trong quá trình sản xuất cũng như hệ thống có thể truy xuất và cập nhật liên tục các dữ liệu phản ánh tình trạng và điều kiện hiện tại, qua xử lý và phân tích giúp chúng ta nắm bắt được những chi tiết cần thiết, vẽ ra bức tranh toàn diện nhất, phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định cụ thể.
Tối ưu hóa (Optimized)
Một Smart Factory ngoài mang đến cho nhà sản xuất nhiều tính năng ưu việt, đồng bộ và đáng tin cậy còn đem đến những hiệu quả tối ưu hóa như nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động tài sản, tăng tính linh hoạt và hoạt động tối ưu, tự động hóa nhiều hoạt động, tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn, nâng cao chất lượng và phòng ngừa rủi ro nhanh chóng, tiết kiệm và tối ưu chi phí.
Đọc thêm: Tương lai của robot trong ngành sản xuất ô tô
Nền công nghiệp 4.0 tác động và làm thay đổi mọi khía cạnh của xã hội, nền kinh tế sản xuất không phải là ngoại lệ. Mô hình Smart factory (nhà máy thông minh) với những ứng dụng tiêu biểu của công nghệ hiện đại (IoT, AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây,..) chính là giải pháp nổi bật để tối ưu quy trình vận hành sản xuất và kinh doanh.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ của ATTS:
https://atts.com.vn/dich-vu.html
Kết nối với chúng tôi: